Nghiên cứu Tây Y về giá trị tỏi với sức khỏe

Nghiên cứu Tây Y về giá trị tỏi với sức khỏe

Các nhà nghiên cứu về các chuyên ngành khác nhau hiện đang tập trung trong việckhám phá các giá trị dược liệu của tỏi đối với sức khỏe con người. Mục tiêu chính của các nhà nghiên cứu là về giá trị dược liệu của tỏi trong việc hiệu quả điều trị phổ rộng với độc tính tối thiểu.

Chiết xuất từ tỏi có hoạt tính kháng khuẩn chống lại nhiều loại vi khuẩn, nấm và vi rút. Tỏi chứa nồng độ hợp chất lưu huỳnh cao có tác dụng chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe. Thành phần hóa học của tỏi cũng đã được nghiên cứu để điều trị bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, huyết áp, xơ vữa động mạch và tăng lipid trong máu. Kết quả về hiệu quả của tỏi được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao . Đây cũng chính là lý do bài báo được ra đời để truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu trẻ về các giá trị dược liệu của tỏi.

VAI TRÒ CỦA TỎI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Tỏi có thể được gọi là một trong những loài thực phẩm tuyệt vời có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh. Nó có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, nấm, các triệu chứng liên quan đến sức khỏe khác như huyết áp cai, cholesterol trong máu và đường huyết ; ngăn ngừa đông máu và chứa các đặc tính chống lại việc hình thành và phát triển các khối u. Nó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại căn bệnh tiềm tàng và duy trì sức khỏe (Abdullah et al., 1988). Ngoài ra, tỏi còn có khả năng kích thích hệ bạch huyết giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Loại thực phẩm này cũng được coi là một chất chống oxy hóa hiệu quả để bảo vệ các tế bào chống lại các gốc tự do gây hại. Nó có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, bệnh tim, đột quỵ và nhiễm virus. Chỉ riêng tỏi có thể cung cấp cho chúng ta hơn hai trăm loại hợp chất có khả năng bảo vệ cơ thể con người khỏi nhiều loại bệnh. Các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tỏi có khả năng bảo vệ cơ thể con người bằng cách kích thích sản xuất một số enzyme có lợi (Mansell và Reckless, 1991).

Điều trị bệnh tim mạch

Các vấn đề về tim và hệ tuần hoàn nguy hiểm hơn bất kỳ các căn bệnh nào khác. Đó là sự tắc nghẽn hoặc bị bí lại của các động mạch vành gây ra nhiều ca tử vọng so với các yếu tố khác. Các động mạch, cung cấp cho tim máu và oxy, ngày càng hẹp hơn khi các mảng bám tích tụ theo thời gian. Khi nguồn cung cấp máu bị hạn chế, một phần nhất định của tim sẽ bị thiếu oxy và dẫn đến đau tim. Hai nguyên nhân chính liên quan đến bệnh tim là huyết áp cao và nồng độ cholesterol cao; được tác động trực tiếp bởi phương pháp trị liệu bằng tỏi. Vai trò của tỏi trong bệnh tim mạch vành được thử nghiệm trên mẫu thử là thỏ và kết quả cho thấy rằng các động mạch cũ bị xơ cứng trước đó thực sự có tiến triển tốt nên sử dụng tỏi liên tục (Bordia, 1981).

Từ một nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, 432 bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm và một nửa trong số họ được uống hỗn hợp nước ép tỏi cùng vớisữa, trong khi các bệnh nhân khác trong nhóm không được sử dụng loại thức uống này. Kết quả cho thấy trong vòng ba năm trong khoảng thời gian nghiên cứu, gần gấp đôi số bệnh nhân đã chết trong nhóm không được cung cấp nước ép tỏi (Yeh et al., 2006). Theo báo cáo, tỏi có tác dụng làm sạch các chất oxy hóa, tăng superoxide effutase, catalase, glutathione peroxidase, glutathione, ức chế quá trình lipid hóa cũng như làm giảm cholesterol bằng cách ức chế 3-hydroxy-3- methylglutaryl-CoA. Loại thực phẩm này cònđược chứng minh là có thể làm giảm kết tập tiểu cầu, hình thành mảng bám động mạch, giảm homocysteine, giúp hạ huyết áp và tăng vi tuần hoàn. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức bằng cách bảo vệ tế bào thần kinh khỏi nhiễm độc thần kinh và apoptosis, do đó ngăn ngừa vấn đề thiếu máu cục bộ hoặc những ca tử vong liên quan đến tái tạo máu và cũng như giúp cải thiện chất lượng học tập  và khả năng ghi nhớ (Borek, 2006).

 Giúp giảm huyết áp / tăng huyết áp

Tỏi có lẽ đã được phổ biến nhất như là một loại thực phẩm bổ sung để kiểm soát huyết áp (Capraz, 2006). Một nghiên cứu gần đây đã xác nhận rằng, khả năng hoạt động củau các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi giúp các tế bào hồng cầu chuyển đổi polysulfide hữu cơ thành hydro sulfide, một phân tử hỗ trợ tế bào mạch máu bảo vệ tim mạch  (Benavides et al., 2007). Sử dụng 2400 mg tỏi chứa 31,2 mg allicin có thể giảm 16 mmHg sau 5 giờ ăn loại thực phẩm này (McMahon và Vargas, 1993). Một phân tích tổng hợp được thực hiện trên dữ liệu ghi lại dựa trên 415 bệnh nhân cho thấy cũng giảm được 7,7 mmHg huyết áp (Silagy và Neil, 1994).

Giúp tránh hiện tượng đông máu

Tiểu cầu và fibrin (tơ huyết) đóng vai trò lớn trong quá trình đông máu và nếu lượng fibrin trong máu cao hơn có thể gây ra những cơn đau tim. Các thành phần có trong tỏi có thể làm giảm sự hình thành fibrin và cũng giúp làm giảm fibrin tồn tại trong máu thậm chí tốt hơn aspirin (Fukao et al., 2007). Ajoene, một hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi có tác dụng chống đông máu nhưng ajoene chỉ có tác dụng khi ở nhiệt độ phòng hoặc cao hơn, hợp chất này không có trong tỏi sống hoặc tỏi phơi khô. Người ta tin rằng việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng sự phân hủy fibrin từ 24 đến 30% ở người (Ernst, 1994).

Tăng cường miễn dịch tự nhiên

Với sự xuất hiện của các bệnh do virus đáng sợ như HIV / AIDS, việc tăng cường hệ thống miễn một cách tự nhiên đang ngày càng được mọi người quan tâm. Bởi vì các loại bệnh này không có cách chữa trị hoặc điều trị hiệu quả, việc tăng cường khả năng chống lại nhiễm khuẩn cho cơ thể lại càng trở nên quan trọng. Tỏi cung cấp một lượng lưu huỳnh dồi dào chứa axit amin và các hợp chất khác giúp thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch (Lau et al., 1991). Đây là một trong những chất dẫn cực kì ấn tượng của hệ thống miễn dịch cơ thể. Nó giúp kích thích chức năng miễn dịch bằng cách làm cho các đại thực bào hoặc các tế bào xấu hoạt động mạnh mẽ hơn. Cơ thể của chúng ta  liên tục bị tấn công bởi các vấn đề như thiếu dinh dưỡng, khói thuốc lá, các chấn thương thể chất, căng thẳng tinh thần và ô nhiễm môi trường. Trước những áp lực to lớn mà hệ thống miễn dịch của chúng ta đang gặp phải, các chất dinh dưỡng bổ sung như tỏi rõ ràng là rất cần thiết (Salman et al., 1999). Hơn cả, chất gecmani có trong tỏi giúp cơ thể chúng ta có một hệ miễn dịch tuyệt vời.. Ngoài gecmani, tỏi còn chứa thiamine, lưu huỳnh, niacin, phốt pho và selen (Morioka et al., 1993).

Theo các nghiên cứu sơ bộ, việc sử dụng các  chế phẩm từ  bột tỏi đã chứng minh công dụng hiệu quả tích cực đối với việc giảm miễn dịch và thực bào. Ở những người già, việc sử dụng 600 mg bột tỏi mỗi ngày trong 3 tháng giúp gia tăng đáng kể về tỷ lệ tăng bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân khi thử nghiệm ống nghiệm về khả năng tiêu diệt vi khuẩn Escherichia coli. Một nghiên cứu khác  ở người được thực hiện với chiết xuất tỏi chưa tinh chế (5 đến 10 g / ngày) được dùng cho bệnh nhân HIV / AIDS. Đối với bảy bệnh nhân đã hoàn thành nghiên cứu trong vòng 12 tuần, các tế báo gây chết người hoạt động một cách bớt nguy hiểm hơn .(Abdullah et al., 1988).

Tại Hoa Kỳ, các thử nghiệm ở bệnh nhân HIV / AIDS đã chứng minh sự tăng cường hoạt động của các tế bào giết người tự nhiên bằng cách sử dụng sản phẩm  chiết xuất tỏi; và các nghiên cứu của Trung Quốc về bệnh nhiễm virut ở bệnh nhân ghép tủy xương đã chứng minh một hoạt động chống vi rút mạnh mẽ của người tỏi. Một khảo sát chứng minh rằng chất allicin có trong tỏi có thể chữa trị bệnh cảm lạnh thông thường và giúp phục hồi sức khỏe sau các triệu chứng. Ngoài ra, các quảng cáo liên quan đến sức khỏe cũng chỉ ra rằng tỏi có thể giảm mức cholesterol và giảm quá trình lipid hóa để ức chế sự hình thành mảng bám. Các nghiên cứu ống nghiệm đã chứng minh một cách rõ ràng rằng tỏi có khả năng ức chế lipoprotein mật độ thấp (LDL) và tăng khả năng kháng LDL đối với quá trình oxy hóa (Lau, 2006). Kết quả từ các nghiên cứu ở người  cùng với các nghiên cứu được thực hiện vào đầu năm 1990  đã cho thấy kết quả hiệu quả của việc sử dụng tỏi. Khi nhiều nghiên cứu được tiến hành tập trung vào các quy trình mới hơn để chiết xuất tỏi, nghiên cứu gần đây về 15 bệnh nhân tăng cholesterol máu đã đánh giá một sản phẩm được sản xuất từ ​​tỏi lên men với nấm mốc Mon Damascus pilosus. Cách sử dụng này làm giảm đáng kể lượng cholesterol  trong huyết thanh và nồng độ cholesterol lipoprotein sau khi bắt đầu điều trị. Mức độ chất béo trung tính cũng có xu hướng giảm ở bệnh nhân tăng triglyceride máu, trong khi đó cholesterol lipoprotein mật độ cao không thay đổi (Sumioka và những người cộng sự, 2006). Sau 60 ngày bổ sung tỏi, lipoprotein mật độ thấp, triglyceride huyết thanh và lipoprotein mật độ rất thấp, đã giảm lần lượt 21, 37 và 36,7% (Jeyaraj et al., 2006).

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Hầu hết các nghiên cứu trên động vật cho thấy tỏi có thể làm giảm mức đường huyết ở chuột và thỏ mắc bệnh tiểu đường (Ohaeri, 2001). Một nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá việc sử dụng tỏi theo đường uống trong 14 ngày về mức độ glucose huyết thanh, cholesterol , triglyceride, urê và axit uric, ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảm đáng kể (p <0,05) glucose huyết thanh, cholesterol toàn phần, triglyceride, urê, axit uric, aspartate amino transferase và alanine amino transferase, trong khi tăng insulin huyết thanh ở chuột mắc bệnh tiểu đường, nhưng tăng chỉ số ở chuột bình thường. Từ một nghiên cứu so sánh được thực hiện giữa tác dụng của chiết xuất tỏi và glibenclamide ( thuốc điều trị tiểu đường loại 2), người ta đã chứng minh rằng tác dụng chống bệnh đái tháo đường của tỏi có hiệu quả hơn so với glibenclamide (Eidi et al., 2006).

Chống ung thư

học, lâm sàng và xét nghiệm đã chứng minh rằng, tỏi có vai trò to lớn trong phòng ngừa ung thư, đặc biệt là liên quan đến ung thư đường tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn tỏi thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày và ruột kết. Điều này được cho là do tác dụng chống oxy hóa của allicin trong việc làm giảm sự hình thành các hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa (Galeone et al., 2006).

Nghiên cứu của Hà Lan  đã tìm thấy sự giảm đáng kể tình trạng phát triển của ung thư dạ dày ở những người tiêu thụ tỏi (Dorant et al., 1996). Tỏi cho phép bệnh nhân giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Những người đàn ông thuộc hai loại tiêu thụ tổng số rau củ họ  Allium (> 10,0 g / ngày) có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn đáng kể về mặt thống kê so với những người thuộc nhóm tiêu thụ thấp nhất (<2,2 g / ngày).

Một nghiên cứu dịch tễ học rất quan trọng đối với người Mỹ đã được công bố, trong đó việc ăn 127 loại thực phẩm (bao gồm 44 loại rau và trái cây) được thực hiện bởi 41.387 phụ nữ (tuổi từ 55 đến 69) sau đó theo dõi năm năm về tỷ lệ mắc ung thư ruột kết. Kết quả nổi bật nhất của Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ Iowa là phát hiện ra rằng tỏi là thực phẩm duy nhất cho thấy mối liên quan  việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Đối với bệnh ung thư ở bất kì bộ phận nào trong đại tràng, việc tiêu thụ một hoặc nhiều khẩu phần tỏi ( dướt dạng tỏitươi hoặc bột) mỗi tuần đóng góp trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư là 35% thấp hơn nhiều so với số liệu trước đây là 50% (Steinmetz et al ., 1994).

Ứng dụng da liễu

Một nghiên cứu đã kiểm tra 43 người về việc sử dụng tại chỗ hai loại chiết xuất tỏi khác nhau để điều trị mụn cóc và mụn thịt. Trong số những người này, 15 tình nguyện viên sử dụng chiết xuất nước tỏi, trong khi 23 tình nguyện viên áp dụng chiết xuất tỏi dưới dạng dầu vào các khu vực thích hợp hai lần một ngày. Năm người còn chỉ áp dụng một loại dung môi trung tính. Tất cả các tình nguyện viên chiết xuất tỏi dưới dạng dầu  đều trải qua quá trình giải quyết hoàn toàn mụn cóc và 80% mụn thịt trong vòng một đến hai tuần. Chiết xuất tỏi dạng  nước dường như ít mạnh hơn dạng dầu và chỉ có tác dụng với mục cóc và mụn thịt cơ nhỏ . Nghiên cứu cho thấy các chất trị mụn khác  gây ra một số vết bỏng, đỏ, phồng rộp và sạm da, đã được giải quyết sau khi kết thúc sử dụng. (Dehghani et al., 2005).

Kháng khuẩn

Các đặc tính chống vi khuẩn của tỏi được mô tả lần đầu tiên bởi Pasteur (1958) và kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả và hoạt tính kháng khuẩn của tỏi đối với nhiều loài vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, protozoan và nấm (Jaber và Al-Mossawi, 2007 ). Tỏi có hiệu quả hơn với tác dụng phụ ít nhất so với kháng sinh được bán trên thị trường. Kết quả là, chúng được sử dụng như một phương thuốc thay thế để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau (Tepe et al., 2004). Trong số nhiều cây thuốc thảo dược, tỏi có đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ cơn thể khỏi các mầm bệnh khác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm các loại thuốc chống vi trùng tự nhiên (Bajpai et al., 2005; Wojdylo et al., Các nghiên cứu được tiến hành trước đây đã xác nhận rằng tỏi không chỉ có hiệu quả chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm mà còn có công dụng chống vi rút và kháng nấm (Tsao và Yin, 2001).

Thuốc kháng vi-rút

Tỏi và các thành phần lưu huỳnh chứa trong nó được xác minh có hiệu quả trong việc chống vi-rút như coxsackievirus, virut herpes simplex loại 1 và 2, cúm B, virut para-cúm loại 3, virut vaccinia, virut viêm miệng, virut gây suy giảm miễn dịch ở người.

Một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng tỏi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho cả virut cúm B và virut herpes simplex. Hai nhà nghiên cứu  ở Nhật Bản và Romania đã phát hiện ra rằng tỏi có thể bảo vệ các sinh vật sống khỏi virus cúm (Tsai et al., 1985). Gần đây nhất, một nghiên cứu  đã cho thấy khả năng bảo vệ kinh ngạc của tỏi chống chọi virus cảm lạnh thông thường.

 

Kháng khuẩn

 

Chiết xuất tỏi giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Gram dương và Gram âm như Staphylococcus, Streptococcus, Micrococcus, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella, Lactobacillus, Pseudomonas, Shigella, Salmonella, Proteus, Helic. Hoạt tính kháng khuẩn của nó chủ yếu nhờ chứ hiện diện  của chất  allicin .Allicin được coi là yếu tố kháng khuẩn mạnh nhất trong chiết xuất tỏi nghiền, nhưng nó có thể không ổn định, bị phá vỡ trong vòng 16 giờ ở 23 ° C (Hahn, 1996).

Thuốc chống nấm

Ajoene là một hợp chất được tìm thấy trong tỏi, có vai trò được coi như một loại thuốc chống nấm (Ledezma và Apitz-Castro, 2006). Tỏi đã được chứng minh là có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển của các bệnh nấm tương đương với thuốc ketoconazole, khi thử nghiệm trên nấm Malassezia furfur, Candida albicans, Aspergillus, Cryptococcus và các loài Candida khác (Shams-Ghahfarokhi et., 2006). Một báo cáo từ một tạp chí y học Trung Quốc mô tả việc sử dụng tỏi để tiêm vào tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng nấm hiếm gặp và có thể gây tử vong cho não gọi là viêm màng não Trong báo cáo, người Trung Quốc đã so sánh hiệu quả của tỏi với phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn có liên quan đến một loại kháng sinh rất độc gọi là Amphotericin-B. Nghiên cứu tiết lộ rằng, việc tiêm tỏi  có hiệu quả hơn thuốc và không độc hại bất kể liều lượng của nó (Lemar et al., 2007).

Một nghiên cứu cho thấy nấm  Candida đã giảm đáng kể ở những con chuột đã được điều trị bằng dung dịch có từ tỏi. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng tỏi kích thích hoạt động thực bào. Điều này ngụ ý rằng các bệnh nhiễm trùng như cấm Candida có thể được kiểm soát vì tỏi kích thích khả năng phòng vệ của cơ thể. Dầu tỏi có thể được sử dụng để điều trị giun đũa, ký sinh trùng da và mụn cóc nếu nó được sử dụng ngoài da. Các vết thương do nấm da ở thỏ và chuột lang được điều trị bằng các sản phẩm chiết xuất tỏi và bắt đầu lành vết thương sau bảy ngày (Sabitha et al., 2005).

Thuốc chống sốt rét

Nhiều bác sĩ đông ytrên toàn thế giới khuyên dùng tỏi như một phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột.

Trong một số quốc gia, trẻ em bị nhiễm giun sán được điều trị bằng phương pháp thụt rửa với tỏi được nghiền nhỏ. Một trong những phương pháp điều trị y tế truyền thống của Trung Quốc đối với các bệnh đường ruột là rượu với tỏi nghiền. Allicin như hoạt chất hoạt động chống lại các ký sinh trùng đường ruột chính của con người như Entamoeba histolytica, Ascaris lumbricoides và Giardia lamblia (Kalyesa et al., 1975). Entamoeba histolytica, ký sinh trùng protozoan đường ruột trong cơ thể con người rất nhạy cảm với allicin vì chỉ 30 μg / ml allicin có thể hoàn toàn ức chế sự phát triển của amip (Mirelman et al., 1987). Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở nồng độ thấp hơn (5 μg / ml), allicin đã ức chế 90% độc tố của trophozoites trong E. histolytica khi được xác định là không có khả năng phá hủy các lớp tế bào  của các loại động vật có vú m (Ankri et al ., 1997).

Vai trò của tỏi chống lại vi khuẩn đa kháng thuốc

Tỏi có hoạt tính chống vi sinh vật kháng thuốc. Do vậy, sự kết hợp  các sản phẩm có chiết xuất từ tỏi với kháng sinh tạo ra một sức kết hợp vô cùng hoàn hảo (Didry et al., 1992). Sự xuất hiện của các vi khuẩn Gram âm (Pseudomonas, Klebsiella, Entero-acter, Acinetobacter, Salmonella, v.v.) và vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus, Enterococcus, Strepto- coccus, v.v.) đang gây rất nhiều phiền toái cho cả người và động vật. Sự xuất hiện của Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin với mupirocin đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng mupirocin nên được kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt là khi thiếu các yếu tố thay thế. Do đó, tỏi là liệu pháp thay thế để điều trị MRSA  (Sharma et al., 2005).

 

Vai trò của tỏi chống lại bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB)

Bằng chứng khoa học từ các thử nghiệm lâm sàng  cho thấy việc sử dụng tỏi giúp tăng cường khả năng tiếp cận cho những người nhiễm vi khuẩn lao. Việc sử dụng nó có thể cho phép quản lývi khuẩn lao một cách hiệu quả, do khả năng cung cấp nhiều hoạt chất có lợi cũng như không có tác dụng  phụ độc hại (Catia et al., 2011). Theo thống kê tỷ lệ mắc vi khuẩn lao ngày càng tăng, nghiên cứu về các loại thuốc mới chống bệnh lao mới dựa trên các phương pháp điều trị hiệu quả và giá cả phải chăng đã bắt đầu được thúc đẩy. Các nhà nghiên cứu quyết định thay đế các thành phần hóa học cũ  bằng các nguồn dược liệu tự nhiên có tác dụng chống vi trùng mới, với ít độc tính, có thể thay thế các loại thuốc mà kháng Myco- đang được sử dụng (Amin et al., 2009).

Nồng độ của chiết xuất tỏi được yêu cầu là trong khoảng 1,34 đến 3,35 mg / ml cho thấy chỉ có một sự thay đổi nhỏ về tính trạng mẫn cảm của các loại vi khuẩn lao với allicin (Delaha và Garagusi, 1985). Hoạt tính chống lao trong cơ thể của các  chế phẩm dầu tỏi đã được chứng minh trong một nghiên cứu trên chuột lang . Tuy nhiên, khi sử dụng dầu tỏi, nghiên cưu chỉ ra rằng việc sử dụng dầu tỏi gây ra các tổn thương ít rõ rệt hơn trong nội tạng của động vật được tiêm trực khuẩn lao (Jain, 1998). Tiềm năng cao của chiết xuất tỏi đã được tiết lộ rằng có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis H37Rv và M. tuberculosis TRC-C119  và tương ứng với isoniazid (thuốc chống lao hàng đầu), . Nồng độ ức chế tối thiểu của tỏi là từ 80 đến

160 g / ml đối với vi khuẩn lao yếu và 100 đến 200 g / ml đối với chủng kháng thuốc. Ngoài ra, chiết xuất nước của tỏi đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự kết hợp của glycine 14C vào toàn bộ tế bào và cho thấy cơ chế hoạt động chính là ức chế tổng hợp protein (Ratnakar và Murthy, 1996).

Một thử nghiệm ống nghiệm thú vị về hoạt động chống lao của tỏi đã được thực hiện ở Nigeria bằng phương pháp khuếch tán và so sánh với kháng sinh tiêu chuẩn. Hoạt tính chống lao của tỏi đối với Mycobacterium kháng đa thuốc đã được nghiên cứu ở những người nhiễm HIV ở Nigeria và nó cho thấy hoạt động chống lại tất cả các loại vi khuẩn phân lập ngay cả khi nồng độ giảm. Chỉ có hai trong số các kháng sinh chống lao tiêu chuẩn được sử dụng là streptomycin và rifampicin đã cho thấy hoạt động khá hiệu quả trong việc chống lại các loại vi khuẩn lao chưa được thử nghiệm (Dibua, 2010).

 

Chống oxy hóa

Tỏi và các sản phẩm chiết xuất tỏi có tác dụng chống oxy hóa trực tiếp và tăng cường nồng độ của hai loại enzyme chống oxy hóa là catalase và glutathionhie peroxidase (Prasad et al., 1995). Chiết xuất tỏi, lượng allicin được loại bỏ hiệu quả các gốc hydroxyl có tác dụng hiệu quả  dưới dạng kê đơn theo liều, nhưng hiệu quả của chúng đã giảm khoảng 10% khi đun nóng đến 100 ° C trong 20 phút. Các thành phần tỏi khác, chẳng hạn như S-allyl cysteine, cũng xác nhận nhân tố hỗ trợ quá trình chống oxy hóa đáng kể. Các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi tươi dường như có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn gần 1000 lần so với chiết xuất tỏi thô. (Torok et al., 1994).

KẾT LUẬN

Tỏi từ việc băm nhỏ đến viên nang đều được tiêu thụ khắp thế giới. Bài viết đánh giá này đã chứng minh một số lợi ích của tỏi đối với các công dụng tiềm năng của nó trong việc ngăn ngừa và chữa các bệnh khác nhau, và hoạt động như chất chống oxy hóa cho nhiều gốc tự do. Tỏi tươi và bột là một loại gia vị phổ biến giúp cho hương vị thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn và nên tiếp tục được sử dụng. Ngày nay, với các tác nhân gây kháng thuốc ngày càng phát triển, việc sử dụng tỏi vẫn là một phương phápchống vi khuẩn mạnh mẽ. Tốt hơn rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để tinh chỉnh việc sử dụng và cải thiện hiệu quả sử dụng của loại dược liệu này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *