3 bài thuốc trị ho cho trẻ bằng hoa đu đủ đực dễ làm, hiệu quả cao
Ho là một chứng bệnh hô hấp rất thường gặp ở nước ta, nhất là ở trẻ nhỏ. Có không ít bài thuốc dân gian trị ho được lưu truyền đến ngày nay. Trong đó, phải kể đến các bài thuốc từ hoa đu đủ đực. Ở bài viết này, Diệp Chi chia sẻ với bố mẹ 3bài thuốc trị ho cho trẻ đơn giản, hiệu quả từ hoa đu đủ đực.
1.Trị ho bằng hoa đu đủ đực với đường phèn
Trong y học phương Đông, hoa đu đủ đực có vị đắng, tính bình, có chứa dược chất hiệu quả trong chữa ho. Trong khoa học hiện đại, hoa đủ đủ đực có chứa các hoạt chất của beta-carotene, phenol, acid gallic và các chất chống oxy hóa khác. Nhờ đó, hoa đu đủ đực có khả năng chống viêm, làm long đờm, giảm ho, giúp nhanh chóng phục hồi hệ hô hấp.
Đơn giản nhất là bài thuốc trị ho cho trẻbằng hoa đu đủ đực chưng đường phèn. Hái tầm 10 – 20g hoa đu đủ đực, đem rửa sạch, giã dập. Cho vào chén nhỏ, bỏ thêm 2 thìa đường phèn, rồi đem hấp cách thủy cho đến khi hoa chín nhừ. Để nguội rồi cho bé uống nước cốt. Mỗi bữa 1 – 2 thìa pha loãng với nước cho dễ uống hơn. Ngày uống 2 – 3 lần tùy tình trạng ho nặng hay nhẹ.
Ảnh: Hoa đu đủ đực là vị thuốc hữu hiệu chữa các bệnh về đường hô hấp.
2. Trị ho bằng hoa đu đủđực kết hợp với lá hẹ, hạt chanh tươi và đường phèn
Theo y học cổ truyền, hẹ có tính nhiệt, vị cay, có tác dụng ôn trung, tán khứ giải độc, tiêu đờm. Vì vậy, lá hẹ thường được dùng kết hợp trong các bài thuốc trị ho dân gian. Hạt chanh tươi chứa dầu béo và chất đắng lemonin có công dụng chữa ho, ho lâu ngày, mất tiếng, viêm cuống phổi.
Nếu trong nhà có sẵn những nguyên liệu này, bố mẹ hãy kết hợp với nhau để có một bài thuốc trị ho cho bé. Đối với hạt chanh, hãy lột vỏ và giã dập. Hẹ và hoa đu đủ đực rửa sạch rồi thái nhỏ. Cho tất cả cùng đường phèn vào chén và hấp cách thủy cho tới khi nguyên liệu chín nhừ, đường tan hết. Lấy phần siro tiết ra cho bé uống hàng ngày, mỗi ngày 3 – 4 lần. Với mùa hè nắng nóng, bố mẹ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khi để qua đêm.
Ảnh: Lá hẹ giúp tiêu đờm hiệu quả.
3Bài thuốc trị ho cho trẻbằng hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô, đường phèn
Theo đông y, hoa khế có vị chua, đắng, tính mát, thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, dùng để trị ho, tiêu đờm. Với hoa khế, bạn có thể sử dụng hoa của cả cây khế chua hoặc khế ngọt. Hãy tránh những bông bị ong hoặc côn trùng xâm nhập, sẽ mất dược tính. Bên cạnh đó, lá tía tô thường được dân gian dùng để chữa cảm mạo, điều trị các bệnh hen suyễn, chữa ho khan, ho đờm.
Cách thực hiện: Ngâm hoa đu đủ, hoa khế, lá tía tô trong nước muối loãng rồi rửa sạch. Sau đó, thái nhỏ. Bỏ tất cả vào chén và chưng với đường phèn tầm 30 phút để nguyên liệu nhừ. Dầm nhuyễn cho các nguyên liệu tiết hết ra nước. Lọc lấy nước cho bé uống.
Ảnh: Lá tía tô có vị cay, tính ấm, không độc, có thể tác động vào cả ba kinh phế – tâm – kì.
Không thể phủ nhận, tác dụng của các thảo dược dân gian như hoa đu đủ đực, lá hẹ, lá tía tô … Tuy nhiên, khi kết hợp riêng lẻ sẽ khó đạt hiệu quả cao.
Khắc phục nhược điểm này, Keo ho Diệp Chi được chưng cất từ 9 thảo dược đầu bảng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp. Đậm đặc hơn 8 – 10 lần siro thông thường, keo ho Diệp Chi giúp gia tăng dược tính. Keo ho Diệp Chi giúp tăng đề kháng, bổ phổi, nhuận phế, hỗ trợ trị ho khan, ho đờm hiệu quả.
Đặt Keo ho Diệp Chi cho bé ngay thôi!