Dùng tỏi hàng ngày có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Giá trị của tỏi

Dùng tỏi hàng ngày có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Tỏi nói chung và dầu tỏi nói riêng không chỉ là loại gia vị mà còn là vị thuốc quý, tỏi có tác dụng giúp phòng ngừa và  trị bệnh đường hô hấp ho cảm sổ mũi, tim mạch, xương khớp….

Thành phần chính của tỏi là gì?

Theo nghiên cứu, trong 100 gam tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…

Giá trị của tỏiGiá trị của tỏiGiá trị của tỏi

Nhưng tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được ma sát, chiết xuất, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. Và dầu tỏi chính là sản phẩm chứa đầy đủ thành phẩn allicin này.

Tác dụng khi sử dụng tỏi hàng ngày

Phòng ngừa và điều trị các bệnh về đường hô hấp

Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng dầu tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc dùng tỏi và dầu tỏi mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Tỏi có tác dụng giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Dùng tỏi thường xuyên giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene. Theo các nhà khoa học, khoảng 600 – 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần. Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp.

Cải thiện sức khỏe xương khớp

Đối với người lớn, tỏi còn có tác dụng tốt với xương khớp. Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,… có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.

Với phụ nữ, việc ăn tỏi sống giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

 Giảm nguy cơ ung thư

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Hiện tỉ lệ mắc ung thư ruột đang tăng lên 50% sau 10 năm.

Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Tỏi còn giúp ngăn chặn sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Khi sử dụng tỏi hàng ngày cần lưu ý gì?

1. Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột

2. Không nên dùng tỏi khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

3. Không nên ăn trực tiếp quá nhiều tỏi sống vì còn bã có thể gây nóng, có thể thay bằng dầu tỏi.

4. Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.

5. Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

6.Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *