Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Ghi nhận tuần lao dốc mạnh
Mặc dù đã lấy lại được đà tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng tính chung trong tuần giao dịch từ 15-19/3, giá xăng dầu hôm nay vẫn giảm mạnh, khép tuần ở mức 65 USD với dầu Brent, trong khi khởi đầu tuần ở mức 70 USD.
Giá dầu thế giới khởi đầu tuần giao dịch với đà tăng mạnh khi thông tin về số lượng giàn khoan của Mỹ giảm mạnh và dự tâm lý lạc quan của giới đầu tư trước nhận định giá dầu lên 100 USD/thùng.
Ảnh minh hoạ |
Tại thời điểm đầu giờ sáng ngày 15/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 đứng ở mức 66,05 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 69,58 USD/thùng.
Craig Johnson, nhà phân tích thuộc ngân hàng đầu tư đa quốc gia Piper Sandler khi nói về diễn biến trên thị trường dầu thô thời gian gần đây đã đưa nhận định giá dầu có thể lên tới 100 USD/thùng trong khoảng thời gian 12 tháng tới.
Còn theo chuyên gia Nancy Tengler của công ty tư vấn đầu tư Laffer Tengler Investments, việc OPEC duy trì sản lượng ổn định sẽ là lực đẩy quan trọng giúp giá dầu tăng vọt.
Theo vị này, nguồn cung dầu thô trên thị trường sẽ không tăng cho đến tháng 10/2021 và điều này đồng nghĩa với việc giá dầu thô có thể tăng khá nhanh trong thời gian tới.
Đưa dự báo về giá dầu, chuyên gia Nancy Tengler cho rằng, giá dầu có thể đạt khoảng 80 USD/thùng vào mùa hè tới.
Nhưng khi những lo ngại về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu được dấy lên, kéo theo đó là khả năng cải thiện nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu yếu đi, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm mạnh.
Gói hỗ trợ, kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD được nhận định sẽ tạo ra cú hích lớn giúp nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh, nhưng đồng thời cũng đặt nền kinh tế số 1 thế giới trước rủi ro về lạm phát và nợ chính phủ gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Yanet Yellen trong phát biểu mới đây, mặc dù cho rằng mặt bằng lãi suất thấp đang làm giảm đáng kể chi phí đi vay của chính phủ và chi phí lãi vay so với quy mô nền kinh tế vẫn ở mức khá thấp và không coa hơn so với hồi 2007 nhưng cũng lưu ý vẫn cần phải đưa thâm hụt ngân sách trở lại phạm vi kiểm soát.
Giá dầu thô cũng chịu áp lực giảm giá bởi khả năng OPEC+ sẽ nâng sản lượng khai thác sau tháng 4/2021 khi giá dầu hiện đang ở mức chấp nhận được với các nhà sản xuất lớn của khối, trong khi nhu cầu dầu thô đang có chiều hướng phục hồi mạnh.
Thông tin về việc Mỹ đang cân nhắc tăng thuế với các tập đoàn và nhiên liệu và nhiều nước châu Âu bất ngờ lên kế hoạch ngừng tiêm vắc-xin Covid-19 AstraZeneca đã giáng đòn mạnh lên thị trường dầu thô, đẩy giá dầu thế giới lao dốc trong phiên 17/3.
Thị trường dầu thô cũng chịu áp lực giảm giảm giá mạnh khi thông tin Iran giảm giá dầu của mình bán cho Trung Quốc với quy mô 1 triệu thùng/ngày. Thông tin này được nhận định có thể xoá nhoà những nỗ lực của OPEC+ thời gian qua trong nỗ lực tái cân bằng cung – cầu trên thị trường dầu thô.
Một số nhà phân tích ngành dầu mỏ đang lo lắng về sự gia tăng đột biến trong xuất khẩu dầu của Iran sang Trung Quốc, nước tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới. Hiện tại, các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc, chiếm 25% nhu cầu của Trung Quốc, nhập khẩu gần một triệu thùng dầu thô, condensate và nhiên liệu từ Vịnh Ba Tư mỗi ngày.
Hành vi xuất khẩu bất chấp này, trong dài hạn, có nguy cơ tạo ra một nguồn cung toàn cầu mới và có khả năng khiến giá cả giảm mạnh.
Căng thẳng Nga – Mỹ và Mỹ – Trung liên tục gia tăng trong tuần qua cũng đặt tăng trưởng kinh tế toàn cầu trước những rủi ro lớn.
Và khi thị trường nhận thông tin dự trữ dầu thô Mỹ tăng mạnh, làm tăng lo ngại trạng thái cung vượt cầu trên thị trường, qua đó đẩy giá xăng dầu đã đồng loạt giảm mạnh, với mức giảm lên tới gần 5 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 63,07 USD/thùng, giảm 0,21 USD/thùng trong phiên và đã giảm tới 4,9 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 18/3.
Theo số liệu chính thức được công bố ngày 17/3, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 2,4 triệu thùng trong tuần trước.
Một số chương trình tiêm vắc-xin Covid-19 đang diễn ra chậm hơn dự kiến và nhiều biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19 vẫn đang được áp dụng khiến quá trình phục hồi nhu cầu năng lượng chậm hơn dự kiến. Đức đang có số ca mắc Covid-19 tăng lên, còn Ý thì có kế hoạch phong toả trên toàn quốc trong dịp lễ Phục sinh sắp tới và Pháp cũng đang cân nhắc các biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần, khi một số yếu tố rủi ro bị loại trừ và thị trường được hỗ trợ bởi thông tin nhiều nước châu Âu tái sử dụng vắc-xin Covid-19 AstraZeneca coronavirus, giá dầu hôm nay ghi nhận đà tăng mạnh.
Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 21/3 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 61,51 USD/thùng, tăng 1,45 USD/thùng trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 64,48 USD/thùng, tăng 1,20 USD/thùng trong phiên.
Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 17.722 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 18.881 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.401 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 13.173 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.769 đồng/kg.
Mặc dù đã lấy lại được đà tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thế giới vẫn giảm mạnh. Theo nhận định của giới chuyên gia, áp lực giảm giá vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới, thậm chí có thể gia tăng khi mà căng thẳng Nga – Mỹ và Mỹ – Trung Quốc có chiều hướng gia tăng.
Diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 tại một số quốc gia như như Đức, Triều Tiên, Pakistan, Đan Mạch… với sự xuất hiện các ca nhiễm mới, trong khi nhiều nước tái thiết lập các biện pháp giãn cách xã hội như Pháp, Ba Lan… sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến diễn biến giá dầu thô thời gian tới.
Nguồn: https://petrovietnam.petrotimes.vn/gia-xang-dau-hom-nay-213-ghi-nhan-tuan-lao-doc-manh-604851.html
Tag; đồ the gioi mai bảng lẻ giaá 2017 10/2018 năm 2015 2016 chỉnh 8/2018 đơn 11/2018 10 giam 6/2018 2019 7/2018 10/2016 4/2018