Cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Dùng nước muối sinh lý để trị sổ mũi cho trẻ

Cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Có thể nói rằng sức đề kháng của trẻ nhỏ thường rất non yếu, cho nên rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn tới chứng sổ mũi, hắt hơi mỗi khi thời tiết thay đổi. Khi bé bị sổ mũi, mẹ không nên quá lo lắng và vội vàng cho con dùng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, mẹ chỉ cần xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh và áp dụng các cách trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc hiệu quả kịp thời.

 

trị sổ mũi cho bé không dùng thuốctrị sổ mũi cho bé không dùng thuốctrị sổ mũi cho bé không dùng thuốc
                                  Trẻ thường hay bị sổ mũi, nhất là khi thời tiết giao mùa

Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ nhỏ các mẹ nên biết

Trẻ em có sức đề kháng rất yếu nên rất dễ mắc các chứng bệnh gây sổ mũi. Do đó, nếu muốn áp dụng đúng cách trị nghẹt mũi cho bé hiệu quả tức thì điều đầu tiên mẹ cần làm là phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh, đồng thời bố mẹ cũng nên tìm hiểu những cách tăng sức đề kháng cho bé. Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng sổ mũi ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

Cảm cúm: Cảm cúm là tác nhân số 1 gây ra triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ. Đồng thời nó còn kéo theo một loạt các triệu chứng khác như chán ăn, chóng mặt, đau họng, đau cơ, ớn lạnh,… làm cho các bậc cha mẹ phải lo lắng, “đứng ngồi không yên”.

Tiếp xúc với thời tiết lạnh: Khi thời tiết thay đổi bất thường hoặc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thì cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến sổ mũi và nhiều triệu chứng khác.

Dị ứng: Trẻ nhỏ có thể dễ dàng bị dị ứng với mùi hoặc bụi bặm trong không khí, khi đó sẽ rất dễ bị chảy nước mũi, hắt hơi hay mắt ngứa đỏ.

Cảm lạnh thông thường: Khi cảm lạnh, bé sẽ bị sổ mũi kèm theo hắt hơi, chảy nước mắt, ho, đau họng, sốt nhẹ.

Dị vật trong mũi:Nếu trong mũi bé có vật lạ bị kẹt lại cũng sẽ gây chảy nước mũi kèm theo đau đớn và thậm chí là chảy máu mũi.

Ngoài ra, triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ còn có thể được gây ra bởi một số bệnh lý như: viêm xoang, viêm tai hoặc viêm mắt.

Trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc hiệu quả với những cách sau đây

Dùng nước muối sinh lý:

Vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị sổ mũi rất hiệu nghiệm. Bởi nước muối có công dụng làm loãng chất nhờn sẽ giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, sau khi nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, mẹ cũng có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ra. Đây là cách trị sổ mũi đơn giản giúp bé hô dấp dễ hơn.

Dùng nước muối sinh lý để trị sổ mũi cho trẻDùng nước muối sinh lý để trị sổ mũi cho trẻDùng nước muối sinh lý để trị sổ mũi cho trẻ

 

Bổ sung nước cho trẻ:

Uống trà gừng:

Mẹ có thể pha cho con một tách trà nóng với ít gừng tươi. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy cho thêm chút mật ong để trà dễ uống hơn và giúp làm sạch họng. Trà gừng giúp xua lạnh, trị sổ mũi rất tốt.

Tắm nước ấm:

Đây cũng là một cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả và an toàn thường được các mẹ áp dụng. Hơi nước ấm sẽ giúp chất nhầy trong mũi lỏng ra, giúp bé hô hấp bình thường.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể pha thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tỏi vào nước tắm để trẻ sớm khỏi bệnh.

Kê cao gối khi ngủ:

Cách này sẽ ngăn không cho chất nhầy chảy ngược lại vào trong khiến triệu chứng sổ mũi của bé nặng hơn. Do đó, mẹ nên chọn cho trẻ một chiếc gối cao hơn bình thường, êm ái và chắc chắn để giúp bé dễ thở và ngủ ngon hơn.

Chườm ấm tai

Để làm giảm triệu chứng sổ mũi của con trẻ, nhiều bà mẹ đã áp dụng phương thức chườm nước ấm lên tai trước khi bé đi ngủ. Cách làm này sẽ giúp điều tiết máu ở vùng mũi, do có dây thần kinh nhỏ nối liền tới vùng mũi, làm thông lỗ mũi, giúp con không bị sổ mũi, nghẹt mũi và thoải mái đi vào giấc ngủ.

Trước khi cho trẻ ngủ, các mẹ chỉ cần lấy nước ấm chườm lên hai bên tai bé trong vòng từ 10 đến 15 phút. Hiệu quả từ mẹo chữa sổ mũi này rất cao do đó các mẹ hãy yên tâm thực hiện.

Rửa sạch mũi và massage mũi

Rửa và massage mũi cũng là một trong những cách đặc trị sổ mũi cho trẻ được rất nhiều bà mẹ áp dụng. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ những chất nhờn có trong mũi, giúp việc hít thở của trẻ trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.

Khi thấy trẻ bị sổ mũi, mẹ hãy rửa sạch mũi cho con, sau đó, dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ massage nhẹ nhàng lên hai bên sống mũi. Thao tác này cứ làm liên tục từ 5 đến 10 phút mỗi lần và làm nhiều lần như vậy trong ngày. Đây là một cách chữa sổ mũi vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại lại vô cùng to lớn.

Xoa dầu và massage huyệt bàn chân

Đây là một mẹo chữa ngạt mũi cho bé rất hiệu quả được các bà mẹ truyền tai nhau sử dụng ngày một nhiều. Cách làm này rất đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất nhanh chóng.

Để làm giảm triệu chứng sổ mũi của con trẻ, các mẹ nên xoa dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của con, đồng thời massage nhẹ nhàng mỗi bên chân trong thời gian 1 phút. Sau đó dùng tất để giữ ấm cho trẻ nhỏ.

Chữa trị ngạt mũi cho bé bằng tinh dầu tỏi Diệp Chi

Dầu tỏi được làm nên từ những nhánh tỏi tươi, có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất an toàn để chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ. Trong dầu tỏi Diệp Chi có chất Allicin là một chất kháng sinh cực mạnh có khả năng kháng viêm tăng sức đề kháng rất tốt. Ngoài ra, khác với các loại thuốc tây kháng sinh, dầu tỏi Diệp Chi hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ.

tinh dầu tỏi diệp chi gold 2tinh dầu tỏi diệp chi gold 2tinh dầu tỏi diệp chi gold 2

Dầu tỏi Diệp Chi không chỉ chữa các triệu chứng ho, cảm cúm, kích thích tiêu hóa, mà còn rất hiệu quả trong việc điều trị ngạt mũi cho trẻ nhỏ. Vì được chắt lọc từ những nhánh tỏi tươi nên đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ.

Dầu tỏi Diệp Chi rất dễ sử dụng, chỉ cần nhỏ mỗi lần từ 1-2 giọt vào buổi sáng, chiều đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và từ 3-5 giọt với trẻ trên 6 tháng tuổi. Do tỏi có tính lạnh nên không được sử dụng vào buổi tối.

Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Các mẹo chữa sổ mũi bằng dân gian có thể mang lại hiệu quả bất ngờ khi đẩy lùi được triệu chứng sổ mũi nhẹ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các mẹo này lại không thể phát huy được tác dụng. Khi đó, bạn không nên mất thời gian đến tiệm thuốc tây để tìm mua thuốc nữa mà hãy đưa bé đi bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được các bác sĩ kiểm tra và chữa trị. Một số trường hợp mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ như sau:

Trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc hiệu quả như thế nàoTrị sổ mũi cho bé không dùng thuốc hiệu quả như thế nàoTrị sổ mũi cho bé không dùng thuốc hiệu quả như thế nào
                                                  

– Bé bị sổ mũi do dị ứng. Khi thấy trẻ bị sốt cao tới 39 độ, hoặc thấy hai hốc mũi xung huyết đỏ và ứa đọng nhiều dịch nhờn,… thì cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

– Khi mẹ nghi ngờ trong mũi bé có dị vật kẹt lại thì mẹ không được tự mình lấy ra, mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ.

– Khi thấy bé bị sốt kèm theo các triệu chứng đau nhức cơ thể, ớn lạnh, tiêu chảy và nôn mửa không ngừng,… đừng chần chừ hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.

– Khi bé bị chảy nước mũi kèm theo sốt trong hơn 2 ngày thì cũng hãy mang trẻ đến bệnh viện.

– Ngoài ra, mẹ cũng cần phải đưa bé đến khám bác sĩ khi đã áp dụng hết các cách trị sổ mũi cho bé tại nhà nói trên nhưng không đỡ.

Với những cách trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc mà Diệp Chi đã đề cập, hi vọng các bố mẹ có thể chấm dứt được căn bệnh khá phiền nhiễu này, đồng thời cố gắng đưa trẻ thường xuyên đi thăm khám ở các cơ sở y tế để tránh những trường hợp bệnh có thể phát triển nặng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *