Cây lan tỏi có tác dụng gì
Hoa lan tỏi không phải là một loại hoa lan rừng mà là một loại cây dây leo có mùi phát ra như mùi của củ tỏi. Tên khoa học của nó là Mansoa alliacea hoặc garlic vine. Ngoài tên hoa lan tỏi nó còn có tên gọi là dây ánh hồng. Vậy cây lan tỏi có tác dụng gì cùng tìm hiểu với Diệp Chi nhé!
Cây lan tỏi có tác dụng gì để đuổi rắn
Với những khu vườn, địa điểm có nhiều rắn trú ngụ thì đây là một loại cây vô cùng quen thuộc. Xua đuổi rắn và một số loại côn trùng chính là công dụng nổi bật của loại cây này. Vì thế, nếu nhà nào có nhiều cây cối rậm rạp trong vườn, gần khu dễ có rắn lui tới thì nên trồng thêm cây lan tỏi để rắn tránh xa, góp phần đảm bảo an toàn cho mọi người. Mùi hương tỏi từ hoa và lá cây chính là vũ khí khiến cho loài rắn phải tránh xa loại cây này.
Thay thế tỏi trong nấu ăn
Đã có nhiều nơi trên thế giới sử dụng cây lan tỏi như một gia vị trong nấu ăn với hương vị giống tỏi thông thường. Vì thế, bạn có thể thử nghiệm loại gia vị thay thế này nếu muốn.
Cây lan tỏi làm thảo dược
Trong Đông y, cây lan tỏi được sử dụng như một vị thuốc để chữa các loại bệnh thông thường như cảm cúm, ho, viêm phế quản, viêm phổi… Ngoài ra, lá và hoa cây lan tỏi còn dùng để chiết xuất ra thuốc chống viêm nhiễm, giảm đau, chống thấp khớp.
Lan tỏi đẹp và nhiều tác dụng hữu ích
Lan tỏi có tác dụng gì trong xua đuổi vận đen
Theo quan điểm của người dân ở một số vùng trên thế giới, lan tỏi giúp thanh lọc cơ thể, hóa giải bớt đen đủi, xua đuổi tà ma. Có thể thấy quan niệm này có nét giống với quan niệm về củ tỏi của nhiều người Việt Nam.
Cách trồng và chăm sóc lan tỏi để phát huy tác dụng
Như vậy sau khi đã rõ cây lan tỏi có tác dụng gì thì cùng bắt tay trồng ngay nhé! Trồng cây lan tỏi vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cắt một đoạn thân cây lan tỏi có từ 3 mắt ngủ trở lên. Tốt nhất hãy lựa chọn những đoạn ở gần phần gốc là dễ sống nhất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những chuyên gia cây cảnh thì các cành già cứng cũng rất dễ trồng.
Cách trồng giống như trồng sắn hoặc trồng khoai vậy. Hãy lựa chọn nơi đất ẩm nhưng có đầy đủ ánh sáng. Đào một hố nhỏ sâu khoảng 10cm và chiều ngang dài bằng đoạn cây giống và trộn đất với phân hữu cơ lại với nhau sau đó đem đoạn cây đã cắt ra rồi bỏ xuống hỗ đã đào sẵn rồi lấp đất lại.
Trong khoảng 10 đến 15 ngày là cây đã bắt đầu mọc rễ và nảy mầm. Khi nảy mầm bạn cần làm rào chắn để tránh sâu bọ hoặc động vật làm gãy. Sau khi cây lên khoảng 15cm thì trang bị giàn leo cho nó.
Tag: tím chậu nở vào mùa màu vàng epi ngọn lang xào đọt giâm hình ảnh hạt trị beng rau (lý tím)